HIỂU BIẾT VÀ CHĂM SÓC CÁC VẾT PHỎNG
Phỏng do nhiều nguyên-nhân:
· Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).
· Ánh nắng mặt trời.
· Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).
· Điện.
· Tia ngoại tuyến.
Những sự cọ sát như mang giày chật cũng tạo ra những vết thương như phỏng.
Thế nào là phỏng nặng: Một vết phỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.
Một vết phỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:
· Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.
· Khi bị bẩn.
· Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,...)
Người ta phân biệt 3 độ phỏng như sau:
· Phỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.
· Phỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.
· Phỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.
Phỏng độ 2 và 3 được kể là những vết thương. Sự nguy-hiểm là vì nhiễm độc. Vết phỏng nào cũng sạch (không có vi trùng) lúc xảy ra, nhưng sẽ bị nhiễm trùng rất nhanh nếu ta không cẩn thận. Người cứu thương không nên bôi thuốc hay pommade vào vết phỏng.
Hậu quả toàn thể: đó là phỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.
Cấp cứu người bị phỏng
Người cứu thương phải phân biệt:
· Phỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.
· Phỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.
1) Phỏng Nhẹ
a) Vết phỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.
Vết-thương phỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, phỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.
Vết phỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.
Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.
Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.
Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.
2) Phỏng Nặng
Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:
- Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.
- Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.
Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.
Nếu quần áo cháy: cuốn nạn nhân bằng chăn hay lăn dưới đất. Tránh dùng bình cứu hỏa.
Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:
- Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).
- Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).
Những chỗ hở: bàn tay bàn chân bị phỏng nước sôi; đổ nước lạnh ngay.
Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)
3) Phỏng Do Hóa Chất
- Phỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)
- Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.
Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.
sưu tầm